Amevn
Giới tính : |
Tổng số bài gửi : 500
|
Gia nhập : 05/06/2010
|
| Tiêu đề: Nền hoạt hình Trung Quốc lao đao Wed Jul 28, 2010 9:10 am | |
| Mặc dù nhận được sự khuyến khích lớn từ phía Chính phủ, nhưng nền công nghiệp hoạt hình Trung Quốc vẫn không thể sánh kịp được với hoạt hình Nhật Bản và Hàn Quốc. Các chuyên gia cho rằng vấn đề chính của sự “tụt hậu” đó là do cách kể chuyện trong phim chưa hấp dẫn bên cạnh nhiều vấn đề quan trọng khác.Chưa có tầm nhìn lâu dài
Không mong đợi kiếm lời từ các đài TV, các nhà làm phim hoạt hình Trung Quốc hy vọng thu lợi nhuận từ các sản phẩm “ăn theo” | Sau khi nhập khẩu nhiều serie phim hoạt hình để phát sóng trên truyền hình trong hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã quyết định phát triển nền công nghiệp hoạt hình riêng. Nhưng các “Walt Disney” của Trung Quốc vẫn chưa tìm được chú chuột Mickey của mình. Kể từ năm 1981 đến năm 2004, Trung Quốc đã nhập lượng lớn phim hoạt hình. Nhưng các chính sách được bổ sung nhằm khuyến khích nền công nghiệp hoạt hình nội địa đã mang lại những kết quả ấn tượng khi chỉ riêng năm ngoái lượng phim hoạt hình được sản xuất ở đất nước đông dân nhất thế giới này đã bằng một nửa lượng phim sản xuất trong cả một thập kỷ trước. Tuy nhiên, thành tích đó không thể che giấu được nhiều vấn đề quan trọng trong nền công nghiệp hoạt hình Trung Quốc. Liu Yuzhu, một quan chức thuộc Bộ Văn hóa đã liệt kê ra một số vấn đề tại diễn đàn nền công nghiệp hoạt hình tại ICG Expo. Nhiều trường và cơ sở đào tạo được sáng lập mà không tính đến tầm nhìn lâu dài. Nhiều ban ngành văn hóa địa phương háo hức trước thành công bên ngoài của nền hoạt hình mà không nhận thấy rằng không có nguồn và cũng chẳng có thị trường cho phim hoạt hình. Hơn nữa, nhiều nơi thiếu giáo viên giỏi và các tài năng sáng tạo. Tất cả những điều đó khiến chất lượng sản phẩm nghèo nàn. “Họ có thể sản xuất được 3.000 phút hoạt hình, nhưng phần nhiều trong số đó chưa hề được phát trên truyền hình, lý do đơn giản là vì chúng không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng”, Chen Yingjie thuộc một công ty đầu tư của Tập đoàn Thông tin đại chúng Thượng Hải (SMG) cho biết. Một chuyên gia (giấu danh) trong nền công nghiệp hoạt hình khẳng định sở dĩ phim hoạt hình Trung Quốc chưa đáp ứng được chất lượng là do mỗi phút phim hoạt hình có chất lượng tốt tốn kém ít nhất 10.000 NDT, trong khi nhiều nhà làm phim hoạt hình hạn chế chi phí và chỉ chi 1.000 NDT/ phút phim. Mặt khác, các đài TV sẽ không trả cao hơn 500 NDT (74 USD) cho mỗi phút hoạt hình, nhưng trong số 35 đài TV đang phát các chương trình hoạt hình chỉ có một số ít là sẵn sàng trả với giá đó. Năm 2004, Cục Phát thanh Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc (SARFT) đã ban hành thông tư ra lệnh rằng ít nhất 60% chương trình hoạt hình chiếu trên TV phải là sản phẩm nội địa. Năm 2006, thông tư này còn cấm phát sóng phim hoạt hình nước ngoài từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối và đến năm 2008 giờ cấm kéo dài thêm 1 tiếng, tức là đến 9 giờ tối. Nhưng theo Chen, lệnh cấm chiếu phim hoạt hình nước ngoài chỉ gây hại đến thị trường – khi bạn buộc phải chiếu các phim hoạt hình có chất lượng thấp, không ai còn muốn xem và đương nhiên chương trình đó sẽ không nhận được quảng cáo. Tương phản với việc siết chặt kiểm soát chiếu phim hoạt hình nước ngoài trên TV, thì nhiều phim hoạt hình nước ngoài đã đạt thành công doanh thu ở thị trường Trung Quốc như Shrek, Toy Story và qua đó cho thấy một thị trường đầy tiềm năng cho những bộ phim hoạt hình hay. “Tôi sẵn sàng chi thêm tiền cho các bộ phim hoạt hình có chất lượng cao cho con tôi xem. Tất nhiên, tôi muốn được xem nhiều phim hoạt hình Trung Quốc hay hơn để thế hệ trẻ gần gũi hơn với nền văn hóa nước nhà”, Hu Yan, một người mẹ ở Thượng Hải có cậu con trai 8 tuổi, nói. Không có các chính sách hỗ trợ, nền hoạt hình sẽ chết
Cảnh trong phim hoạt hình Khổng Tử
Kể từ năm 2006, mỗi năm Chính phủ đã đầu tư 200 triệu NDT (29,5 triệu USD) cho nền công nghiệp hoạt hình và tháng 7 năm ngoái đã áp dụng chính sách thuế ưu đãi. Đó chính là lý do tại sao các nhà làm phim hoạt hình nội địa háo hức với các sản phẩm phát sinh. Thế nhưng, Trung Quốc thiếu các tài năng quản lý để tích hợp cả 3 thành phần của nền công nghiệp hoạt hình, từ ý tưởng sáng tạo tới quá trình sản xuất thực tế và quản lý các sản phẩm phát sinh. Jin Delong, một nhân viên PR thuộc SARFT, khẳng định: “Chúng ta phải thúc đẩy quan hệ và hợp tác quốc tế để qua đó có thể học hỏi được nhiều điều khi tích hợp cả 3 thành phần. Công nghệ hoạt hình và sự lành nghề của nền hoạt hình Trung Quốc phải đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và nhiều phim hoạt hình Hollywood có kinh phí lớn đã được sản xuất ở Trung Quốc”.Song có điều rõ ràng là không thể thu được tiền từ các sản phẩm phát sinh nếu như phim hoạt hình không được khán giả hưởng ứng. Mặc dù vài năm trở lại đây có nhiều bộ phim hoạt hình nêu bật các câu chuyện Trung Hoa đã gặt hái thành công doanh thu quốc tế, như Kungfu Panda và Hoa mộc lan, nhưng phim đó đều do các hãng phim của Mỹ sản xuất và nhiều khi đã bị khán giả Trung Quốc chỉ trích là không mang tính xác thực. “Điều này có thể dễ dàng giải quyết nếu có nhiều người Trung Quốc hơn trong đội ngũ sáng tạo”, ông Pietro Ventani, đồng sáng lập Tiger 62 Media, người đã cố vấn cho chiến lược marketing của phim Vua Kung Fu do Thành Long và Lý Liên Kiệt thủ vai chính, nhận định. Một người phát ngôn có họ Fan thuộc Công ty Hoạt hình Huanwei của SMG, nói rằng các chính sách bảo vệ đã hỗ trợ cho các công ty nội địa. “Chúng ta không thể có điều kiện trả lương cho các nhà làm hoạt hình bằng mức ở các hãng Pixar hay Disney. Không có các quy định trợ cấp và bảo vệ thì không có ai ở Trung Quốc làm phim hoạt hình và như vậy thì nền công nghiệp này sẽ chết”. |
|