Ở Việt Nam, nhiều người còn qian niệm rằng, Manga (truyện tranh) được nhập từ Nhật Bản về chỉ đơn thuần là truyện cho trẻ con. Tuy nhiên, ở đất nước hoa anh đào Nhật Bản, Manga đã có một lịch sử lâu đời và vươn mình trở thành 1 ngành công nghiệp quy mô và mang tính toàn cầu, hơn thế nữa...
Manga và đối tượng
Suốt thập niên 1990, doanh thu của ngành công nghiệp này khoảng 600 tỷ yên Nhật, trong đó doanh thu tạp chí chiếm 250 tỷ, số còn lại dành cho những sản phẩm và các hoạt động ăn theo Manga như Thời trang, phụ kiện, hoạt động Cosplay (Hoá trang thành nhân vật truyện tranh). Bên cạnh đó, việc xuất khẩu Manga ra thế giới (như Hoa Kỳ, Pháp, Anh…) và cả Việt Nam hàng năm đã đem lại một lợi nhuận khổng lồ.
Điểm qua cách phân loại Manga để nhấn mạnh rằng, Manga không chỉ dành cho trẻ con. Kodomo là truyện tranh dành cho trẻ em như Đô-rê-mon, loại này Việt Nam nhập về khá nhiều. Shoujo dành cho con trai, Shounen dành cho con gái, Joise cho phụ nữ trên 20, Ecchi là Manga có nhiều hình ảnh hở hang… mà gần đây xâm nhập vào Việt Nam khiến dư luận phải lên tiếng. Bên cạnh đó, công nghiệp Manga còn sở hữu những loại hình Manga không phù hợp với văn hoá người Việt như Manga cho đồng tính Nam, đồng tính Nữ, rất đa dạng về các cấp độ sex.
Ở Nhật Bản, các cửa hàng bán Manga có ở khắp mọi nơi, từ bến xe bus, tàu điện ngầm… đến những cửa hàng lớn, nhà xuất bản lớn. Người người đọc Manga lúc chờ xe bus, đi dạo và ở công sở. Cả gia đình đi mua Manga, từ bố mẹ, con cái, cháu chắt, tất cả mọi giới tính, tuổi tác đều có lãnh địa riêng của mình trong Manga, họ cho rằng họ tìm thấy mình trong Manga và được sống một cuộc sống “ảo” lý tưởng.
Otaku: Độc giả hay tín đồ
Việc phát triển mạnh mẽ, chia thành nhiều nhánh của Manga khiến ngành công nghiệp này vươn ra tới toàn cầu. Nếu ở Việt Nam trước đây chúng ta gọi là truyện tranh, người Mỹ dùng thuật ngữ Comic… thì nay chữ Manga đã gần như phổ cập và thay thế.
Dạo qua một vài diễn đàn Manga Nhật được các độc giả Việt Nam thành lập, họ đọc Manga và tìm hiểu về Manga như một thứ văn hoá và họ sẵn sàng bật lại các bài báo hiểu sai về Manga. Người đọc truyện tranh tự gọi mình bằng thuật ngữ tiếng Nhật là Otaku và luôn tự cho mình là tín đồ của Manga, coi Manga như một thứ tôn giáo.
Các Otaku tự tạo sân chơi riêng cho mình như Diễn đàn, lập nhóm, Cosplay…, tự mua sắm các phụ kiện của những nhân vật truyện tranh họ yêu thích. Sống “ảo” như truyện tranh là mốt, luôn nói những câu tâm đắc kiểu… truyện tranh như: Kẻ thắng mới là kẻ mạnh trong Manga Conan.
[You must be registered and logged in to see this link.] |
Nhánh Ecchi với nhiều hình ảnh hở hang, không phù hợp với trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam (Ảnh: IchiNews) |
Gần đây nhất, lễ hội Cosplay tại Hà Nội đã thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham dự. Khi hoá trang thành nhân vật truyện tranh, họ chìm trong cuộc sống, tính cách của nhân vật đó. Hoạt động này đòi hỏi phải đầu tư không ít thời gian và tiền bạc, những người tự xưng là tín đồ luôn cho rằng: chơi Cosplay mới là người yêu Manga một cách tích cực, vì ở đó tính sáng tạo luôn được tôn vinh.
Bên cạnh đó, thần tượng các nhân vật truyện tranh khiến họ đắm chìm vào thế giới ảo, họ yêu những anh chàng lạnh lùng, lãng tử, mắt to, chân dài… và chỉ chăm chăm hướng đến một tình yêu lý tưởng như vậy giữa đời thực, mơ đến những tình tiết lãng mạn như trong bộ truyện
[You must be registered and logged in to see this link.] - Con nhà giàu. Nhiều bạn tiêu cực hơn, khi họ đắm chìm vào cái thế giới u ám của truyện tranh và cứ đọc là khóc.
Đọc Manga, đâu chỉ đọc bừa
Vào những năm 1997, 1998, ở Việt Nam xuất hiện truyện tranh Thuỷ thủ mặt trăng làm không ít trẻ con say mê, tuy nhiên, đây lại là một bộ sách được vẽ lại nguệch ngoạc, cẩu thả và nội dung thì thiếu tính thống nhât. Hoá ra, đây là sản phẩm Manga nhập lậu, không có bản quyền.
|
Cosplay (hoá trang thành nhân vật truyện tranh) tại Việt Nam (Ảnh: Photo.yeah1.com) |
Nắm bắt được tình hình đó, những nhà xuất bản Việt Nam đã lên kế hoạch nhập khẩu hoành tráng những Doremon, 7 viên ngọc rồng, Ninja loạn thị… và cả những Manga không dành cho trẻ con khiến nhiều nhà quản lý sách phải đau đầu tìm hướng giải quyết. Theo tiến sĩ tâm lý người Nhật Batakimi: “Đọc Manga không đúng giới tính, sẽ dẫn đến hậu quả lệch lạc giới tính, cụ thể hơn, nếu 1 bé trai đang trong tuổi dậy thi đọc Thuỷ thủ mặt trăng (Sailormoon) dễ bị phát triển lệch lạc”. Vậy mà cái thời kì Manga chưa được truyền thông ngó ngàng đến thì ở Việt Nam đã ngồn ngộn các thể loại đủ các nhánh, chắc chỉ thiếu mỗi nhánh dành cho người lớn và đồng tính.
Theo tờ Ichis của Nhật, cần có những kĩ năng để phân loại Manga và đừng vướng bẫy, đầu tiên là kiểm tra phân loại, những người quá nhạy cảm với sex thì Ecchi, Hentai… là những thể loại họ cần tránh xa. Ở Việt Nam, thì chưa xuất hiện các thể loại này nhưng… nguồn truyện trên mạng thì đầy rẫy.
Dẫu biết rằng, tiếp cận với Manga là tiếp cận đến miền văn hoá mới, học hỏi và sáng tạo để hoà mình vào xã hội toàn cầu. Tuy vậy, hãy tỉnh táo trước khi lựa chọn đi vào nơi nào của thế giới Manga.